Hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn
Lĩnh vực xuất khẩu lao động đang có được những bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
(LĐTB&XH), từ năm 2014 số lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài đã vượt
qua con số 100.000 người/năm; từ năm 2013 - 2021 đã đưa được gần 1 triệu lao động
lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ứớc tính, mỗi năm lượng kiều hối mà
người lao động (NLĐ) Việt Nam gửi về nước khoảng 1,5 tỷ USD, góp phần phục vụ đắc
lực cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, nâng cao
mức sống nhân dân; giải quyết nhu cầu việc làm, đào tạo nghề; góp phần xóa đói,
giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn -
Ảnh 1.
Lao động Việt Nam làm nông nghiệp tại
Hàn Quốc
Thêm vào đó, NLĐ có điều kiện nâng cao
trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên
tiến từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng sau khi về nước.
Bên cạnh hành lang pháp lý để đảm bảo
quyền lợi cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo Điều 3 Quyết định số
40/2021/TTg ngày 31/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước, Quỹ hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường; phòng ngừa,
giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với NLĐ và doanh nghiệp (DN); bảo hộ quyền
và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Đang làm thợ tàu rất tốt, thu nhập cao
tại Hàn Quốc, nhưng không may anh L.V.V bị tai nạn lao động phải về nước trước
hạn. Khi xảy ra sự cố, anh đã nhận được sự bảo hộ và hỗ trợ kịp thời từ Ban quản
lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ lao động ngoài
nước. Tuy số tiền anh nhận được từ Quỹ không nhiều song với anh đây là khoản tiền
rất có ý nghĩa giúp anh có thêm chi phí ổn định cuộc sống khi hồi hương. Hơn nữa,
đây cũng là niềm an ủi rất lớn về tinh thần, dù đi làm tại nước bạn nhưng vẫn
được Nhà nước bảo hộ và đảm bảo về quyền lợi khi không may gặp rủi ro.
Theo thống kê của Quỹ, trong 3 năm từ
năm 2019 - 2021 có 180 NLĐ bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau bệnh tật
không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc phải về nước trước hạn. Quyết định
40/2021/TTg quy định, NLĐ phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động,
tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở
nước ngoài sẽ nhận được mức hỗ trợ: từ 10 - 30 triệu đồng/trường hợp. Mức hỗ trợ
từ 7 - 20 triệu đồng hỗ trợ NLĐ phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động
ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh,
bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng
khá hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động
ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính
mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho NLĐ phải
về nước trước hạn vì lý do khách quan sớm ổn định cuộc sống, ngoài hỗ trợ trực
tiếp cho NLĐ khi gặp rủi ro, sau khi về nước nếu NLĐ có nhu cầu hỗ trợ học nghề
để tìm việc làm, được quỹ hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
để tham gia thị trường lao động, ổn định cuộc sống với mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng,
tối đa 06 tháng/người/khóa học.
Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp
và hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn
Bá Hoan, Bộ đang tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp, gồm: Triển khai
thực hiện luật và các văn bản pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hướng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho DN và NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài; Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước
có lao động sang làm việc để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của NLĐ; Mở rộng hợp tác thêm thị trường tiếp nhận lao động
Việt Nam ngoài các thị trường truyền thống, ưu tiên các thị trường có điều kiện
làm việc tốt, an toàn và có thu nhập cao cho NLĐ.
Bên cạnh đó, trao đổi, đàm phán, ký kết
hiệp định, thoả thuận hợp tác lao động song phương với các nước, vùng lãnh thổ
tiếp nhận lao động Việt Nam để bảo đảm các quyền và lợi ích của NLĐ.
Cùng với đó, tiếp tục nâng cao chất lượng
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và phổ
biến chính sách, pháp luật về lĩnh vực NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường
thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.