Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

Ngôi Nhà Chung Của Các Doanh Nghiệp, Tổ Chức Bảo Hiểm Hoạt Động Tại Việt Nam

24/08/2018 10:13:50 SA
Thêm sức mạnh từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Bất chấp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra cho toàn cầu, mục tiêu đưa 90 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã về đích sớm.

Kết quả này có đóng góp không nhỏ của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngài nước trong việc ổn định các thị trường lao động truyền thống, mở rộng và phát triển các thị trường lao động mới… 

Thêm sức mạnh từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước -0
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia hồi đầu năm 2022. Ảnh: Molisa

Xuất khẩu lao động về đích sớm

Tại cuộc làm việc với Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Đào Ngọc Dung cho biết, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 đã dần hồi phục trở lại, tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là hơm 100 nghìn lao động, đạt 114,47% kế hoạch năm 2022 và bằng 240,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong tháng 9, số lao động đi làm việc ở nước ngoài là hơm 8 nghìn người. Trong đó thị trường Nhật Bản dẫn đầu về tiếp nhận số lượng lao động Việt Nam.

Trong bối cảnh đất nước Nhật bản đang nỗ lực khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19, quốc gia này sẽ cần một số lượng lớn lao động nước ngoài tới làm việc. Để thu hút lao động, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như tăng thời hạn hợp đồng, tăng lương, hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ một phần các khoản phí sinh hoạt... Tất cả thực tập sinh khi làm việc tại Nhật Bản đều được tổ chức OTIT (hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế) đảm bảo quyền lợi, giúp người lao động hoàn toàn yên tâm về cuộc sống tại Nhật.

Cùng với đó, các thực tập sinh sẽ có cơ hội được gia hạn thêm 2 năm hợp đồng sau khi kết thúc hợp đồng 3 năm trở về nước,  nâng tổng thời hạn hợp đồng lên đến 5 năm  ở tất cả các ngành nghề. Đặc biệt tháng 4 vừa qua, Nhật Bản chính thức đưa vào áp dụng hình thức visa mới với tên gọi kỹ năng đặc định, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động cho đất nước. Đối tượng tham gia là tất cả người lao động phổ thông và thực tập sinh đã làm việc tại Nhật 3 năm và cả các du học sinh đã trở về nước. Đây là cơ hội cho người lao động tại Nhật có thể làm việc dài hạn tại Nhật cùng người thân và gia đình. 

Ngoài thị trường Nhật Bản, hiện chúng ta đang có trên 600 nghìn người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối lớn, khoảng 3,5 tỷ USD/năm.

Hướng tới các thị trường bền vững

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong thời gian tới, việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ theo hướng có chọn lọc hơn. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ từng bước cân đối lực lượng lao động trong nước và đi nước ngoài theo hướng có lợi nhất cho người lao động. Bộ cũng sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa đi nước ngoài làm việc nhằm học tập kinh nghiệm, sau này trở về phục vụ đất nước.

Thực tế trong năm 2022, bên cạnh các thị trường truyền thống gồm Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc..., với hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch về xuất khẩu lao động và sự hỗ trợ từ Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg. Cụ thể: Doanh nghiệp tham gia các hoạt động khai thác, phát triển thị trường mới, mở rộng và ổn định thị trường lao động ngoài nước; tham gia khảo sát, đánh giá thị trường đang tiếp nhận lao động Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, được hỗ trợ tiền vé máy bay khứ hồi cho 01 nhân viên của doanh nghiệp theo chi phí thực tế nhưng tối đa bằng giá vé hạng phổ thông của hãng hàng không có khai thác hoặc liên kết khai thác chuyến bay từ Việt Nam đến quốc gia, vùng lãnh thổ công tác. Cùng với đó, các doanh gnhieepj và người lao động được Quỹ hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật và thông tin thị trường lao động ngoài nước… Thông qua sự đồng bộ các chính sách, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thúc đẩy ký kết các thỏa thuận về hợp tác lao động tại một số thị trường mới như: Đức, Nga, Australia, Israel và một số thị trường châu Âu khác. Hiện, các doanh nghiệp đang phối hợp với đối tác nước ngoài để triển khai các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết và đăng ký.

Đơn cử, tại thị trường Australia, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao - Thương mại (Australia) đã ký kết Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Đây là văn bản đầu tiên mà Australia ký với các nước đưa lao động đi làm việc tại nước này theo chương trình thị thực nông nghiệp. Trước đó, Chính phủ Australia đã công bố chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lựa chọn Việt Nam trở thành nước ưu tiên tham gia sớm chương trình. Dự kiến, Australia sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm; mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200-4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52,8-66 triệu đồng/tháng). Đây là mức thu nhập được đánh giá cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.

Song với việc tìm kiếm các thị trường mới, bền vững cho người lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã làm việc với cơ quan liên quan trong nước, các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị nguồn lao động, các thủ tục cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm đáp ứng được các điều kiện, quy định tiếp nhận lao động nước ngoài tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, những năm gần đây, việc luật hóa công tác đào tạo trước khi phái cử lao động đã dần hình thành một lực lượng lao động chuẩn mực tại nhiều thị trường tiếp nhận lao động Việt. Hình ảnh người lao động Việt Nam được nâng cao đáng kể trong mắt chính quyền và người dân sở tại. “Điều này sẽ còn lan tỏa mạnh mẽ khi chúng ta có thêm những cơ sở pháp lý để hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định trong Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg” – TS. Bùi Sỹ Lợi nói.